Viết CV như thế nào cho chuẩn?

Viết CV như thế nào cho chuẩn?

Khi đi ứng tuyển công việc ở Đức, bạn không thể không chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc CV đúng chuẩn. Ngay cả khi nộp đơn vào các trường Đại Học, người ta cũng sẽ yêu cầu nộp thêm bản CV (Lebenslauf) để họ có cái nhìn tổng quát về quá trình học tập và làm việc của bạn trước đây. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu, làm sao để viết CV đúng “chuẩn” Đức nhé!

Viết CV như thế nào cho chuẩn?

CV và resume tại Đức khác nhau thế nào?

Nhìn chung, cả hai đều là những bản lý lịch tóm tắt về bản thân bạn, quá trình học tập và làm việc. Tuy nhiên, resume được sử dụng rộng rãi hơn ở Canada và Mĩ. Trong khi CV lại phổ biến hơn ở Đức và các nước Châu Âu.

CV và resume tại Đức

Cần viết gì trong CV?

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải cố gắng sắp xếp thông tin rõ ràng súc tích. Bạn cần có những mục này trong CV của mình:

  • Thông tin cá nhân
  • Tự luận ngắn gọn về bản thân
  • Khả năng chuyên môn và kĩ năng
  • Kinh nghiệm làm việc và học vấn
  • Giải thưởng/chứng chỉ và thành tựu đạt được
  • Người tham khảo/người giới thiệu (không bắt buộc)

Sau đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về từng mục trên. Đây đều là những phần mục quan trọng nên bạn hãy chú ý nhé!

Thông tin cá nhân

Ở vị trí đầu bản CV, bạn hãy ghi cụ thể những thông tin của mình bao gồm: tên, địa chỉ email, số điện thoại, ngày sinh và quốc tịch. Đừng quên in đậm tên mình trong CV nhé!

Tự luận ngắn gọn về bản thân

Bạn sẽ ghi rõ hơn về bản thân, nhưng cần ngắn gọn súc tích; gồm những kĩ năng, kinh nghiệm và lĩnh vực. Đừng quên đề cập đến công việc và môi trường làm việc mong muốn, và chúng phải thật liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Phần này nên viết ngắn thôi, tầm 5 đến 7 câu là đủ.

Khả năng chuyên môn và kỹ năng

Hai cái này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng trong một số trường hợp, chúng có vài sự khác biệt. Khả năng chuyên môn thường được xem là yêu cầu bắt buộc của một vị trí tương đương, trong khi kỹ năng bạn sở hữu là một điểm cộng khi ứng tuyển.

Chẳng hạn như, khi nộp vào vị trí chuyên viên Marketing, kiến thức về lĩnh vực Marketing là điều bắt buộc, được xem như khả năng chuyên môn. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt hay tư duy logic là những kỹ năng bên lề giúp bạn gây ấn tượng mạnh trong mắt nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm làm việc và học vấn

Thứ tự sắp xếp 2 mục này trong CV không quá quan trọng. Nhưng đối với kinh nghiệm làm việc, bạn hãy sắp xếp kinh nghiệm của mình theo thứ tự thời gian, công việc gần nhất nêu trước các công việc trước đó.

Ví dụ, hãy trình bày kinh nghiệm của mình theo thứ tự năm: 2020 trước, rồi lần lượt là 2019, 2018,… Với mỗi vị trí từng làm, bạn nên có tên công ty, thời gian làm việc cũng như mô tả ngắn gọn về công việc mình làm.

Giải thưởng/chứng chỉ và thành tựu đạt được

Để tạo ấn tượng tốt cho CV của bản thân, bạn nên đề cập đến những giải thưởng hay thành tựu công việc mà bạn cảm thấy tự hào. Ví dụ như, khi ứng tuyển vào vị trí Sales, bạn có thể đưa ra những thành công về việc tăng doanh số cho công ty cũ, nhờ vào những kỹ năng làm việc của mình.

Người tham khảo/người giới thiệu

Ở Đức, người ta thường xuyên đính kèm thông tin người tham khảo ở phía cuối CV, bao gồm chức vụ, email và số điện thoại. Người này thường là sếp bạn, những người đã từng làm chung với bạn đủ lâu để hiểu rõ cách bạn làm việc cũng như độ chuyên nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp hồ sơ của bạn trông đáng tin cậy hơn.

Vẫn còn những điều khác mà bạn cần lưu ý!

  • Đừng viết CV dài hơn 2 trang. Hãy trình bày thông tin một cách chuẩn xác và khoa học. Vì nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc thật kĩ CV của bạn đâu.
  • Nhớ ký tên mình phía dưới cùng CV vì đây là quy tắc chuẩn mực khi bạn viết CV xin việc ở Đức.
  • Hãy tập trung vào cách trình bày cũng như nội dung CV hơn là việc trang trí chúng sao cho đẹp mắt.
  • Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu riêng cho cùng một vị trí. Vì thế, bạn cần chỉnh sửa CV của mình để phù hợp hơn cho từng yêu cầu công việc. Hãy đọc kỹ mô tả công việc trước khi bắt đầu làm CV nhé!
  • Mỗi phần trong CV phải liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ngay cả mục sở thích, hãy dùng nó để làm nổi bật năng lực của bạn.
  • Bạn không bắt buộc phải đính kèm hình vào CV nhưng nếu muốn thì hãy tránh dùng hình thiếu nghiêm túc nhé! Nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng không tốt về bạn đó!

Kết

Việc cố gắng đầu tư công sức để có một CV chất lượng với nội dung chỉnh chu và rõ ràng sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội hơn khi ứng tuyển công việc ở Đức. Chúng tôi hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC FOR FAMILY

Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Suced Tower, Số 108 đường Nguyễn Hoàng, Phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: info@familyvietnam.vn

Hotline: 0981.818.536

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Nhập vào những mục bắt buộc
wait image
Gửi liên hệ

Tư vấn Online

Gửi đi
wait image