Tin tức hoạt động và xu hướng sử dụng phần mềm, tính năng phần mềm được Bắc Việt cập nhật liên tục
Schema Markup là một trong những xu hướng của Seo onpage trong tương lai. Schema là một yếu tố cực kì quan trọng trong SEO – vì nó làm nổi bật thông tin có trên website, và thu hút người dùng tốt hơn vào web của bạn. Ngoài ra, Schema còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung của trang web. Hãy cùng BẮC VIỆT tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Schema cũng hay được gọi là Schema markup, Schema.org là một đoạn code html hoặc code javascript được quy định sẵn với nhiều thành phần dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc. Các công cụ tìm kiếm lớn như Google, Bing, Yandex và Yahoo đã cùng nhau phát triển Schema để hiểu các trang web tốt hơn.
Schema markup (Đánh dấu lược đồ) là những đoạn code dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc mà bạn đưa vào trang web của mình. Tất nhiên chúng phải được setup chuẩn theo cấu trúc của Schema.org. Schema markup hoạt động như 1 loại thông tin logic dùng để phân loại và đánh dấu, hiển thị nội dung. Google Support đưa ra 3 định dạng của Schema markup phổ biến gồm:
JSON-LD được thực hiện dựa trên Java Script, là đoạn mã kết hợp giữa JSON và Linked Data đặt trong cặp thẻ <script>. Google cho rằng JSON-LD là cách dễ nhất để thêm siêu dữ liệu vào các trang web vì ít có khả năng bị “hỏng” và giúp cho việc đọc mã rõ ràng, dễ hơn.
Ví dụ về JSON-LD
Hướng dẫn thêm Schema Markup bằng JSON-LD
<script type=”application/ld+json”>
<script type=”application/ld+json”> {Khu vực chứa code} </script>
{Khu vực chứa code}
</script>
“@context”: “http://schema.org”,
“@type”: “Restaurant”,
Microdata là một tập hợp các thẻ HTML5 để thêm dữ liệu có cấu trúc vào website. Đây là một giải pháp đơn giản hơn để giải thích các thành phần HTML nên khá phù hợp với những người mới. Nhược điểm của dạng này đó là bạn phải mất nhiều thời gian hơn để đánh dấu từng mục riêng lẻ trong phần nội dung chính của trang web.
Tham khảo thêm bài viết: HTML là gì? Vai trò HTML trong thiết kế website
Ví dụ về Microdata:
Các bước thêm Schema Markup bằng Microdata gồm:
Bạn cần xác định phần nào của trang web nói về nội dung chính (ví dụ ở đây là nhà hàng). Đó là tất cả những thứ nằm giữa hai thẻ <div>. Vì vậy, ta thêm “itemscope” vào thẻ <div>:
<div itemscope>
Khi thêm thẻ itemscope, chúng ta xác định rằng mã HTML có trong khối <div>…</div> nói đến một chủ đề cụ thể nào đó. Tiếp theo chúng ta cần sử dụng thuộc tính itemtype để xác định loại nội dung của nhà hàng
<div itemscope itemtype=”http://schema.org/restaurant”>
Bạn cần đánh dấu phần nào của trang Web sẽ có tên nhà hàng. Phần nằm giữa thẻ <h1> được gọi là một thẻ itemprop, dùng để dán nhãn đặc tính cho từng nội dung cụ thể. Ví dụ, bạn muốn gán tên của nhà hàng:
<h1 itemprop=”name”>My Restaurant</h1>
Tương tự như trên, bạn có thể tiếp tục và đánh dấu phần còn lại của trang web.
<h2 itemprop=”description”>The best dishes all over the world!</h2> <p>Address:</p> <span itemprop=”address” itemscope itemtype=”http://schema.org/PostalAddress”> <p itemprop=”streetAddress”>123 abc</p> <p itemprop=”addressLocality”>Ho Chi Minh City, VN</p></span> <p>Tel: <span itemprop=”telephone”>0123 456 789</span></p> <p><a itemprop=”menu” href=”http://www.myrestaurant.com/menu”>Click here to view see our dishes!</a></p> <p>We’re open:</p> <p itemprop=”openingHours”>Mo-Sa 09:00 – 22:30</p> <p itemprop=”openingHours”>Su: 09:00 – 23:00</p> </div>
RDFa là đoạn đuôi mở rộng của HTML5, được thiết kế để hỗ trợ bạn đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Dạng này không có quá nhiều khác biệt so với Microdata. Tuy nhiên, nếu Schema.org không đáp ứng đủ các dữ liệu cấu trúc, bạn có thể sử dụng RDFa để bổ sung.
Ví dụ về RDFa
Các bước thêm Schema markup bằng RDFa gồm:
Đầu tiên, cần xác định website của bạn làm về nhà hàng và liên kết đến kho dữ liệu của Schema.org. Để xác định dữ liệu cần đánh dấu và khai báo loại nội dung của trang web thì sử dụng lần lượt thẻ vocab và thẻ typeof.Đoạn mã khai báo Schema với RDFa có dạng:
<div vocab=”http://schema.org/” typeof=”Restaurant”>
Bước tiếp theo đó là bạn phải xác định các thành phần này dưới dạng các thuộc tính nên sử dụng thuộc tính property. Ví dụ, chúng ta cần đánh dấu tên cửa hàng:
<h1 property=”name”>My Restaurant</h1>
Bạn có thể xác định thêm address bằng loại thông tin PostalAddress khi sử dụng thuộc tính Typeof như sau:
<div property=”address” typeof=”PostalAddress”>
Đối với trang chủ của nhà hàng, bạn sẽ đánh dấu phần còn lại của trang như sau:
<h2 property=”description”>The best dishes all over the world!</h2> <p>Address:</p> <div property=”address” typeof=”PostalAddress”> <p property=”streetAddress”>123 abc</p> <p property=”addressLocality”>Ho Chi Minh City, VN</p> </div> <p>Tel: <span property=”telephone”>0123 456 789</span></p> <p><a property=”menu” href=”http://www.myrestaurant.com/menu”>Click here to see our dishes!</a></p> <p>We’re open:</p> <p property=”openingHours”>Mo-Sa 09:00-22:30</p> <p property=”openingHours”>Su 09:00-23:00</p> </div>
Việc triển khai Schema mang lại cho bạn cơ hội có được các đoạn mã chi tiết để đưa nội dung trang web lên đầu SERP. Do đó, muốn xây dựng Schema có cấu trúc đúng thì bạn phải chú ý đến những nguyên tắc chung do Google đưa ra.
Sau đây là 2 nguyên tắc quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý:
Công cụ:
Bạn chỉ nên sử dụng hai công cụ tìm kiếm được Google cung cấp, bao gồm:
Kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của trang web bạn bằng công cụ của Google cung cấp.
Định dạng:
Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, bạn chỉ nên sử dụng 3 định dạng phổ biến nhất đó là:
Truy cập:
Bạn không được ngăn chặn Googlebot truy cập đến trang có dữ liệu bằng robots.txt, noindex hay bất kỳ 1 cách nào khác.
Sử dụng Schema là một cách tuyệt vời để giúp trang web của bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc Schema có ảnh hưởng đến SEO hay không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng xem qua sự tác động của Schema đến SEO và công cụ tìm kiếm nhé.
CTR (Tỷ lệ nhấp)
Schema không trực tiếp gây ra sự gia tăng về lượt xem trang hay lưu lượng truy cập vào trang web của bạn nhưng chắc chắn giúp xếp hạng website. Bất kì một thay đổi nào xảy ra với kết quả tìm kiếm của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến CTR. Những thay đổi tốt sẽ tác động tích cực đến CTR và ngược lại. Nhờ việc dễ dàng truy xuất, phân tích nên Schema làm website của bạn xuất hiện một cách nổi bật hơn những trang khác, khả năng hiển thị tốt hơn.
Thông qua sử dụng Schema, công cụ tìm kiếm sẽ kiểm tra thông tin trang của bạn một cách nhanh chóng và chính xác hơn, giúp tăng CTR cho trang. Tuy nhiên, bạn cần phải hoàn thiện các yếu tố SEO như từ khoá, tối ưu nội dung, SEO onpage,... trước khi sử dụng Schema Markup.
Ngày nay, Schema là yếu tố được rất nhiều người làm SEO quan tâm vì nó mang lại những giá trị và ý nghĩa quan trọng.
Điều tiên quyết, phải hiểu rằng Schema markup giúp các công cụ tìm kiếm hiểu chính xác nội dung của bạn.
Các thuật ngữ và cụm từ ra đời ngày càng nhiều. Điều này dần dần gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm truy xuất ra đúng nội dung thỏa mãn mục đích của người dùng. Thì Schema Markup hỗ trợ rất tốt cho các thuật toán Hummingbird và RankBrain.
Chưa có bằng chứng cho thấy dữ liệu có cấu trúc tác động trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm tự nhiên. Nhưng trong quá trình thực hiện chiến dịch SEO, Chúng tôi nhận thấy schema mang đến rất nhiều lợi ích. Vậy những lợi ích của schema là gì?
Từ việc phục vụ công cụ tìm kiếm, người dùng phù hợp sẽ được thoả mãn nhu cầu tìm kiếm.
Sử dụng cấu trúc Schema giúp website của bạn dễ dàng tăng trải nghiệm người dùng và cung cấp một số thông tin hữu ích. Người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin của kết quả tìm kiếm. Điều này có nghĩa là lượng traffic sẽ đổ về trang nhiều hơn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngày nay, có nhiều loại Schema tương ứng với các cách hiển thị website khác nhau trong kết quả tìm kiếm.
Google có hỗ trợ hiển thị schema dưới dạng Rich Snippets phù hợp với truy vấn. Hay bắt gặp nhất là Feartured Snippet, công thức, sự kiện, FAQs…
Schema chính là ngôn ngữ của các công cụ tìm kiếm. Cơ chế thu thập dữ liệu website là quét mã code HTML. Tuy nhiên tốc độ hiểu dữ liệu có cấu trúc nhanh hơn rất nhiều. Vì đây chính là mục đích ra đời của Schema Markup.
Để bạn dễ hình dung, khi trình thu thập dữ liệu gặp mã HTML giống như chúng ta giao tiếp bằng ngoại ngữ. Còn sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đồng với việc mình dùng Schema để giao tiếp với Google.
Nếu bạn dùng dữ liệu Schema một cách hiệu quả sẽ làm nổi bật các thông tin quan trọng của website, khiến trang web của bạn nổi bật hơn. Thông qua đó, nhiều người sẽ truy cập vào website làm tăng lỉ lệ CTR và giúp kiểm soát cách hiển thị của rich snippet.
Ngoài ra Schema còn giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề của website, BẮC VIỆT khai báo Schema rất rõ để Google hiểu website do chúng tôi thiết kế kinh doanh trong lĩnh vực nào.
Vì vậy, khi hiểu đúng và đủ, trang web của bạn sẽ được công cụ tìm kiếm hiểu và xác thức đúng entity. Từ đó hiển thị ở các truy vấn của người dùng phù hợp hơn.
Schema là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để search engine hiểu được nội dung, chủ đề trên trang web.Từ đó, công cụ tìm kiếm sẽ thu thập thông tin và giải thích các nội dung có trên trang nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, Schema còn hỗ trợ các bộ máy tìm kiếm, phân loại và index nội dung. Nếu không có Schema thì website của bạn sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.
Gián tiếp hỗ trợ SEO, tăng thứ hạng từ khoá hiệu quả
Vì do đâu mà các SEOer luôn mong muốn kết quả của mình được hiển thị Rich Snippets?
Với cách hiển thị tìm năng này, tỉ lệ Click được tăng cao và trải nghiệm người dùng ghé vào website của bạn rất tốt. Hai điều này chính là những lá phiếu khiến Google nâng thứ hạng của bạn lên.
Dữ liệu có cấu trúc (tiếng anh là Structured Data) là 1 tên ghép giữa Data (dữ liệu) và Structured (có cấu trúc, được lên cấu trúc) có giá trị giúp Các công cụ tìm kiếm phân loại và index nội dung 1 trang web.
Microdata là 1 dạng dữ liệu có cấu trúc hoạt động với HTML5, bao gồm 3 yếu tố: itemscope, itemtype và itemprops.
Schema.org là một đoạn code html hoặc code javascript được quy định sẵn với nhiều thành phần dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc
Tạo Schema riêng cho website bằng nền tảng riêng, không có plugin hỗ trợ, bạn sẽ cần phải có kỹ năng lập trình tương đối cơ bản.
Tham khảo thêm bài viết: Tại sao Bắc Việt thiết kế website bằng ngôn ngữ ASP.NET
Truy cập https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/
Chẳng hạn bạn chọn trường Article (dữ liệu cho các bài viết trên trang) thì sẽ có trường thông tin sau:
Trong đó:
<!-- GOOGLE SEARCH META GOOGLE SEARCH STRUCTURED DATA FOR ARTICLE && GOOGLE BREADCRUMB STRUCTURED DATA--><script type="application/ld+json"> { "@context" : "http://schema.org", "@type" : "WebSite", "name" : "Thiết kế website bán hàng | thiết kế website tin tức | thiết kế website tại Hà Nội", "alternateName" : "thiết kế web, website responsive, Web trọn gói, web bán hàng - Hotline: 0913030328", "url": "https://banmauweb.com/", "potentialAction": { "@type": "SearchAction", "target": "https://banmauweb.com/tags-name/tag.html?url={search_term_string}", "query-input": "required name=search_term_string" } } </script><script type="application/ld+json"> { "@context": "https://schema.org", "@type": "Organization", "name": "Thiết kế website bán hàng | thiết kế website tin tức | thiết kế website tại Hà Nội", "url": "https://banmauweb.com/", "logo": "https://banmauweb.com/uploads/data/1/Images/Logos/head-logo.png", "foundingDate": "2022", "founders": [ { "@type": "Person", "name": "Thiết kế website bán hàng | thiết kế website tin tức | thiết kế website tại Hà Nội" } ], "address": [ { "@type": "PostalAddress", "streetAddress": "Tòa nhà C9 ngõ 7/18 Đặng Vũ Hỷ, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội", "addressLocality": "Ha Noi Province", "addressRegion": "Northeast", "postalCode": "100000", "addressCountry": "VNM" } ], "contactPoint": [ { "@type": "ContactPoint", "telephone": "+84-913030328", "contactType": "customer service" }, { "@type": "ContactPoint", "telephone": "+84-913030328", "contactType": "customer service" } ], "sameAs": [ "https://www.facebook.com/bacviet.thietkewebsite/" ] } </script><!-- END GOOGLE SEARCH META GOOGLE SEARCH STRUCTURED DATA FOR ARTICLE && GOOGLE BREADCRUMB STRUCTURED DATA-->
Bạn sẽ có một đoạn mã Script cho Schema Article sau khi điền các trường thông tin
Đến với Thiết kế website BẮC VIỆT quý khách đã có đoạn Code Schema ngay khi website hoàn thành!
Để điền thông tin chính xác nhất, tránh gặp phải những lỗi sai thì bạn cần hiểu rõ ý nghĩa từng trường Schema. Sau khi có đoạn mã code trên, bạn sẽ tiến hành cài đoạn mã này vào thẻ head của bài viết tương ứng.
Hướng dẫn ở trên là cài Schema riêng lẻ từng bài viết hay trang đích nhất định nên sẽ mất khá nhiều thời gian.
Mẹo: Bạn có thể tự tạo đoạn mã script tự động cập nhật bằng cách thay các trường cụ thể bằng tham số tương ứng với bài viết mới trên trang web.
Sau khi chèn Schema vào website, bạn hãy Submit URL chứa Schema để được Google cập nhật nhé!
Bước 1: Truy cập công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/?hl=vi
Bước 2: Nhập URL cần kiểm tra hoặc nhập đoạn code
Bước 3: Rà soát thông tin các loại Schema được phát hiện và chỉnh sửa lỗi nếu có
Ở hình trên nếu ghi “0 lỗi” thì đồng nghĩa là bạn đã cài đặt thành công. Còn nếu có lỗi thì cần rà soát lại đoạn mã Schema của mình.
Ngoài ra Google cũng khuyến khích sử dụng công cụ Rich Results Test để kiểm tra. Tuy nhiên ở phiên bản hiện tại, công cụ này chỉ giúp bạn biết được Schema bạn cài đặt đúng hay sai thôi. Bạn thấy công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc đang hoạt động tốt cả việc phát hiện lỗi và chỉ ra lỗi ở đâu.
Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ Schema là gì cũng như biết cách tạo schema chuẩn Google để hỗ trợ SEO website hiệu quả. Nếu bạn gặp khó khăn khi tạo schema cho trang web, hãy liên hệ BẮC VIỆT giúp đỡ bạn giải đáp các thắc mắc nhé!