Tin tức hoạt động và xu hướng sử dụng phần mềm, tính năng phần mềm được Bắc Việt cập nhật liên tục
Sitemap được ví như một bước đi vô cùng quan trọng, giúp hướng dẫn bot Google đến với tất cả các nội dung trên website một cách nhanh chóng hơn. Vậy Sitemap là gì? Làm thế nào để tạo và khai báo nó với Google, hãy cùng BẮC VIỆT tìm hiểu ngay bài viết dưới đây:
Sitemap là gì?
Sitemap (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên website. Danh sách liệt kê được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng (giảm dần sự quan trọng) giúp các công cụ tìm kiếm:
Có 2 loại Sitemap chính phổ biến và đều đem lại lợi ích cho SEO:
XML Sitemap được tạo nên với mục đích giúp bot của các công cụ tìm kiếm định hướng và thu nhập thông tin trên website dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Sitemap trong website có ảnh hưởng đến quá trình SEO website của bạn. Nó góp phần thông báo cho công cụ tìm kiếm Google biết rằng, trang web của bạn có chuẩn SEO.
VD: Bạn có một số bài viết trên website nhưng lại không (hoặc chưa) được Index. Vậy trong trường hợp đó, Sitemap chính là công cụ khai báo cho Google về bài viết này. Từ đó, Google sẽ Index cho những bài viết này nhanh chóng hơn.
Sitemap sẽ rất hữu ích cho các website mới vừa thành lập.
Những website mới này luôn gặp nhiều khó khăn về vấn đề Index, do có quá ít backlink trở về. Vậy, Sitemap sẽ rất hữu ích cho các bot của bộ máy tìm kiếm lùng sục trong Site của bạn để lập Index, vì nó thay bạn thông báo với Google vào Index website của bạn, đem lại lợi ích cho chiến lược SEO.
Về phương diện người sử dụng, Sitemap trong website giúp cho người truy cập có thể định hình và hiểu được cấu trúc của trang web rõ hơn, đồng thời có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách chính xác nhất.
Sitemap càng chi tiết, phân cấp càng rõ ràng thì khả năng gia tăng trải nghiệm, thu hút người dùng càng cao.
Theo Google, nếu website của bạn là một website bình thường không có quá nhiều trang hoặc quá nhiều media và các trang được liên kết với nhau đúng cách thì bot vẫn sẽ dễ dàng tiếp cận toàn bộ trang trên website mà không cần Sitemap.
Tuy nhiên Sitemap vẫn là một trong những tiêu chí giúp tối ưu SEO và trong một số trường hợp đặc biệt, sitemap có vai trò rất quan trọng như:
Bạn có thể xem sitemap của website của bạn bằng cách bạn truy cập theo cú pháp [Link website]/sitemap.xml sau khi truy cập bạn sẽ thấy dữ liệu sitemap.xml trên màn hình. Và bạn có thể xem sitemap của mình bằng công cụ SEOQUAKE.
VD: https://www.example.com/sitemap.xml
Nếu website không trả về kết quả (giao diện khác nhau tùy website) nghĩa là bạn vẫn chưa tạo file sitemap.
Công cụ tạo sitemap online XML-Sitemaps.com sẽ cung cấp file XML theo đúng ý bạn để áp dụng vào Sitemap của website
Bước 1: Truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com/
Lưu ý: Với trang này chỉ miễn phí cho 500 trang còn nếu nhiều hơn bạn sẽ phải trả phí dịch vụ để tạo tài khoản.
Bước 2: Nhập URL (tên website) vào thanh công cụ và chọn Start
Bạn có thể bật/tắt một số tùy chọn trước khi bắt đầu:
Bước 3: Sau khi quá trình xử lý kết thúc -> chọn View Sitemap Details
Bước 4: Tải Sitemap về máy.
Bước 5: Upload file XML lên Hosting tại thư mục của website và kiểm tra với URL www.example.com/sitemap.xml
Sau khi đã có được file sitemap hoàn chỉnh bạn hãy gửi nó lên Google Search Console.
Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Search Console đã xác minh quyền sở hữu tên miền website của bạn
Bước 2: Chọn mục Sitemaps (sơ đồ trang web) -> nhập đoạn URL trỏ về sitemap (thường là sitemap.xml) -> Submit (gửi)
Bước 3: Sau khi submit, Google sẽ crawl toàn bộ website theo sitemap
Sau khi Submit thành công thì, file sitemap sẽ giúp cho website được thay đổi cách crawl từ bot cho phù hợp hơn.
Bên cạnh đó file sitemap còn có thể tự động cập nhật và lưu trữ các thông tin:
Tuy nhiên với các trang hoặc bài viết rất quan trọng và bạn muốn được Google Index (lập chỉ mục) nhanh nhất có thể thì hãy trực tiếp Submit URL lên Google để được vào hàng chờ ưu tiên.
Tham khảo thêm bài viết: Index là gì? Những cách giúp Google index Website nhanh hơn
Lưu ý: Hầu hết các hệ thống quản lý nội dung đều tích hợp tính năng tạo sơ đồ trang XML tự động. Tuy nhiên một số thì không, vì vậy bạn sẽ cần đến một công cụ của bên thứ 3.