Giải pháp truyền thông IoT

Giải pháp truyền thông IoT

Giải pháp truyền thông IoT

Những năm trở lại đây, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giải pháp IoT đã xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp cũng như trong đời sống. Đối với những người am hiểu về công nghệ thông tin thì giải pháp này chắc không còn quá xa lạ. Nhưng nếu bạn vẫn chưa có nhiều thông tin về giải pháp IoT thì hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

1. Giải pháp IoT là gì?

Giải pháp IoT là một phần của Internet of Things(IoT), còn được hiểu là vạn vật kết nối. Internet of Things là sự kết nối của các thiết bị, máy tính, đồ vật,...Mục đích của việc kết nối này là để chia sẻ và thu thập một lượng lớn dữ liệu. Những dữ liệu sau khi được thu thập và chia sẻ sẽ được gửi đến dịch vụ đám mây tập trung, tại đây các dữ liệu sẽ được tổng hợp và chia sẻ với những người dùng một cách hiệu quả nhất. Việc sử dụng giải pháp IoT sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện tính tự động hóa trong sản xuất.

Trong công nghiệp, việc ứng dụng giải pháp IoT trong sản xuất được gọi là IIoT(Industry Internet of Things). Nhờ việc thu nhận và truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn nhiều trước đây, các doanh nghiệp có thể cách mạng hóa việc sản xuất thông qua IIoT. Bằng cách sử dụng các thiết bị có kết nối mạng và trí tuệ nhân tạo trong nhà máy, đã có nhiều công ty tiên phong đã bắt đầu ứng dụng IIoT trong sản xuất.

Giải pháp IoT giúp thu thập và chia sẻ một lượng lớn dữ liệu

Giải pháp IoT giúp thu thập và chia sẻ một lượng lớn dữ liệu

2. Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp IoT

2.1 Ưu điểm

Trong sản xuất lẫn cuộc sống, việc ứng dụng giải pháp IoT sẽ mang đến những ưu điểm như:

  • Có khả năng truy cập thông tin mọi lúc và mọi nơi, trên nhiều thiết bị khác nhau.

  • Giúp cải thiện khả năng giao tiếp giữa các thiết bị được kết nối.

  • Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

  • Cải thiện chất lượng phục vụ tại các doanh nghiệp nhờ việc tự động hóa các dịch vụ.

2.2 Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm như trên, việc ứng dụng giải pháp IoT cũng sẽ còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Có thể sẽ có tình trạng bị đánh cắp dữ liệu nếu nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được trao đổi giữa các thiết bị.

  • Việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị này sẽ là một thách thức với số lượng thiết bị sử dụng IoT quá nhiều.

  • Sẽ gây ra tình trạng hỏng hóc các thiết bị nếu có lỗi trong hệ thống.

  • Vì IoT không có tiêu chuẩn tương thích quốc tế nên sẽ rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.

3. Những lợi ích giải pháp IoT mang đến

3.1 Trong sản xuất

Việc sử dụng giải pháp IoT trong sản xuất sẽ mang lại cho các doanh nghiệp các lợi ích như:

  • Giảm thiểu được thời gian chết trong hệ thống: Nhờ ứng dụng giải pháp IoT mà các máy móc có thể giao tiếp với nhau, từ đó mà các doanh nghiệp có thể nhìn nhận được tổng thể về tình trạng của thiết bị. Từ đó mà đưa ra các quyết định để giảm thiểu sự chậm trễ, thời gian chết trong hệ thống.

  • Dữ liệu lớn: Khi các thiết bị có thể giao tiếp với nhau nhờ ứng dụng giải pháp IoT sẽ giúp các dữ liệu được thu nhập một cách liên tục. Thông qua các dữ liệu này, các nhà quản trị có thể ra quyết định một cách tốt hơn do có nhiều dữ liệu đầu vào hơn.

  • Việc quản lý tài nguyên được cải thiện: Các doanh nghiệp có thể quyết định để giảm thiểu các chi phí liên quan đến tồn kho; an toàn lao động…bằng cách hiểu rõ hơn về hệ thống và các thiết bị.

  • Tối ưu hóa chất lượng sản phẩm: các doanh nghiệp hoàn toàn có thể  sử dụng dữ liệu hoạt động trong thế giới thực để bố trí và thiết kế các sản phẩm hiệu suất, chất lượng hơn cho thế hệ tiếp theo.

Giải pháp IoT giúp các thiết bị được kết nối với nhau

Giải pháp IoT giúp các thiết bị được kết nối với nhau

3.2 Trong công nghiệp

Trên các cuộc khảo sát thực tế đã chứng minh rằng, việc ứng dụng IoT trong công nghiệp sẽ tăng 3%-5% khả năng tận dụng thiết bị máy móc; 10% – 15% năng suất lao động. Ngoài ra, giải pháp IoT trong công nghiệp còn có tác dụng giảm 1% – 5% thời gian ngừng hoạt động; 15% – 30% chi phí sản xuất và 20%-25% thời gian làm thêm của các lao động kỹ thuật.

3.3 Trong cuộc sống hằng ngày

Giải pháp IoT giúp cuộc sống hằng ngày của con người có thông minh hơn, thuận tiện hơn và có tính kết nối cao hơn. Với các thiết bị thông minh có tích hợp trợ lý ảo bên trong sẽ giúp cuộc sống của con người được tự động hóa, nhờ đó mà tiết kiệm tối đa thời gian và hỗ trợ các công việc hàng ngày.

4. Giới thiệu về Module truyền thông LoRA

4.1 Module LoRA là gì?

LoRA là viết tắt của Long Range được phát triển bởi Semtech, là một kỹ thuật điều chế có nguồn gốc từ kỹ thuật “Chirp Spread Spectrum” (CSS). Đây là kỹ thuật truyền dẫn không dây khoảng cách xa dựa trên công nghệ trải phổ. Nó áp dụng phương pháp trải phổ chuỗi trực tiếp, có khả năng chống nhiễu mạnh và độ nhạy nhận cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng thấp.

Module LoRa là một module giao tiếp không dây được phát triển dựa trên các chip của Semtech. Module LoRa có quy mô tích hợp nhỏ, sự tiêu thụ ít điện năng, và độ nhạy cao, tuổi thọ sử dụng của pin trong module Lora lên đến 5 năm. Module LoRA đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của LoRa.

Module truyền thông LoRA 

Module truyền thông LoRA 

4.2 Những ưu điểm vượt trội của module LoRA

  • Giảm điện năng tiêu thụ và tăng độ nhạy của đầu thu: Độ nhạy của module giao tiếp Lora rất cao(139dbm).Ngoài ra, ngân sách liên kết của hệ thống liên lạc trong module Lora cao tới 175db. Điều này làm tăng đáng kể khoảng cách truyền của nó. Trong điều kiện thích hợp, khoảng cách liên lạc của module Lora có thể đạt tới 15 km. 

  • Hỗ trợ xử lý song song và không đồng bộ thông tin đa kênh với dung lượng hệ thống lớn: Module LoRA có thể tiếp nhận và xử lý hàng triệu thông tin mỗi ngày, điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin. Dung lượng thông tin của LoRA gateway lớn cùng với đó khoảng cách truyền tải của công nghệ LoRA dài, cho phép cổng Lora xử lý giao tiếp giữa các nút trong một khu vực rộng lớn. Điều này đã giúp đơn giản hóa việc lắp đặt thiết bị của hệ thống LoRA và giảm tối đa chi phí cho các doanh nghiệp.

  • Tính bảo mật cao: Các thiết bị không dây truyền thống không thể lấy và phân tích các thông tin và dữ liệu có trong module LoRA, trong khi đó vẫn có thể giao tiếp bình thường khi công suất trung bình trong băng tần thấp hơn tạp âm đáy. Điều này khiến việc sử dụng module LoRA giúp bảo mật các thông tin một cách tốt nhất.

4.3 Ứng dụng của module LoRA

Với hàng loạt các ưu điểm như trên, module LoRa hiện đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Nông nghiệp thông minh (smart argriculture)

  • Thành phố thông minh (smart city)

  • Chăm sóc sức khỏe (smart healthcare)

  • Giám sát môi trường (smart environment)

  • Công nghiệp thông minh (Smart Industrial Control)

  • Giám sát không dây từ xa

4.4 Module LoRA/IoT của Elecnova

Module truyền thông LoRA 

Mô-đun giao tiếp không dây SC2/4/6 của Elecnova là mô-đun truyền dẫn trong suốt LoRa / GPRS / NB-IoT và RS485, hỗ trợ băng tần 850/900/1800/1900MHz. 

Module của Elecnova có thể hỗ trợ tên miền access và tự động kết nối lại khi bị rớt. SC2 /4/6 có thể được thiết lập bằng các công cụ giám sát trạng thái cài đặt thông số và nâng cấp IAP.

 Một số Chức năng chính bao gồm:

■ Hỗ trợ truy cập tên miền động hoặc địa chỉ IP.

■ Hỗ trợ chức năng kết nối lại tự động ngắt dòng.

■ Hỗ trợ cấu hình và bảo trì giao diện đồ họa cục bộ.

■ Có phím Reset, có thể khôi phục về cấu hình xuất xưởng trong trường hợp nhầm lẫn cấu hình thông số hệ thống.

■ Hỗ trợ khả năng cập nhật chương trình cơ sở cục bộ để tạo điều kiện cho người dùng cập nhật thiết bị.

Để lại thông tin tư vấn

Gửi đi
wait image