Tin tức hoạt động và xu hướng sử dụng phần mềm, tính năng phần mềm được Bắc Việt cập nhật liên tục
DNS Server được biết đến là hệ thống phân giải, chuyển đổi tên miền có những chức năng, vai trò quan trọng trong mạng Internet, trong bảo vệ thông tin cho người dùng.
DNS (Domain Name System – hệ thống phân giải tên miền) là một hệ thống giúp con người và máy tính giao tiếp dễ dàng hơn. Con người sử dụng tên, còn máy tính sử dụng số, DNS chính là một hệ thống giúp biên dịch tên website hay hostname thành số để máy tính có thể hiểu được. Nó giống như ứng dụng Danh Bạ trên điện thoại của bạn vậy thôi!
Như tên gọi của mình, chức năng chính của DNS là ‘phân giải tên miền’. Nói các khác, nó có vai trò ‘phiên dịch’ tên miền từ dạng URL quen thuộc với người dùng thành địa chỉ IP có cấu tạo 4 nhóm số quen thuộc với thiết bị mạng và ngược lại.
Nhờ sự có mặt của DNS, bạn không cần nhớ địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ được tên miền tương ứng của nó. Khi nhập tên miền, DNS sẽ tự động ‘phiên dịch’ URL bạn nhập thành một dãy IP để kết nối đến trình duyệt và các máy chủ. Ngay sau đó, nó lại ‘truyền đạt thông tin’ mà bạn cần địa chỉ tên miền bạn đã truy cập.
Bạn cũng có thể sử dụng địa chỉ IP thay thế cho tên miền nếu muốn truy cập/ tải một trang web. Bởi về bản chất, cả IP và tên miền là một, chỉ khác về ‘môi trường hoạt động’, một là con người, một là máy tính.
DNS hoạt động theo từng bước theo cấu trúc của DNS. Bước đầu tiên gọi là DNS query, một truy vấn để lấy thông tin.
Chúng tôi sử dụng tình huống tìm kiếm website bằng cách gõ tên miền vào trong web browser (ví dụ, www.google.com). Đầu tiên, DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong filehosts – một file text trong hệ điều hành chịu trách nhiệm chuyển hostname thành địa chỉ IP. Việc tìm kiếm có thể dẫn tới một trong hai kết quả:
Tham khảo thêm Bảng giá & Dịch vụ: Cung cấp tên miền Việt Nam và Quốc tế
DNS làm việc dựa trên nguyên tắc tra vấn hệ thống DNS server. Mỗi DNS server được vận hành, quản lý bởi một đơn vị cung cấp dịch vụ website. Theo đó, nhà cung cấp có trách nhiệm theo dõi DNS server và tên miền thương ứng.
Nói một cách dễ hiểu, khi một trình duyệt có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ website nào đó thì chỉ DNS server của tổ chức đang quản lý trang web được tìm kiếm mới có khả năng phân giải tên của trang web này. Trong trường hợp này, DNS server của tên miền giữ vai trò phân giải tên của mọi thiết bị thuộc miền về địa chỉ trên Internet.
Khi các DNS server ngoài cố gắng phân giải tên của website không thuộc quyền quản lý của mình, DNS server của tên miền sẽ đưa ra các động thái thích hợp để trả lời.
Bạn có thể chọn dùng DNS của các nhà cung cấp mạng hoặc của các máy chủ DNS khác. Với DNS của máy chủ khác, bạn cần điền địa chỉ của máy chủ theo yêu cầu.
Thay đổi DNS server là thao tác quan trọng trong sử dụng DNS. Nó bao gồm các bước: Truy cập Control Panel -> chọn ‘Start Menu’ -> nhập ‘Control Panel’ -> chọn ‘View network status and tasks’ -> vào mạng Internet đang dùng -> vào ‘Properties’ -> chọn ‘Internet Protocol Version 4’ -> click vào ‘Use the following DNS server addresses’ -> đổi DNS -> chọn ‘OK’.
Sau khi đổi DNS server, bạn cần tiếp tục đổi DNS trong máy tính bằng cách: Chọn ‘Start’ -> chọn ‘Setting’ -> click ‘Network Connection’ -> click đúp ‘Local Area Connection’ -> nhấp vào ‘Properties’ -> chọn ‘Internet Protocol (TCP/IP)’ -> vào ‘Properties’ -> điền đầy đủ thông số của DNS Server vào ‘Preferred DNS Server’ và ‘Alternate DNS Server’.
DNS có vai trò quan trọng trong mạng máy tính, song nó lại khá dễ bị hacker tấn công bởi hệ thống tên miền phức tạp, nhiều ‘điểm yếu’ có thể tấn công. Để phân tích kỹ càng nguyên nhân khiến DNS thường dễ bị xâm nhập bởi hacker, hãy rà soát lại cả quá trình hoạt động của hệ thống này.
Người dùng truy cập vào một tên miền trên Internet -> trình duyệt liên hệ với máy chủ và lấy IP tương ứng. Máy chủ được liên hệ ở đây bao gồm một 2 loại là server tên có thẩm quyền và server tên đệ quy.
Các rủi ro bị tấn công xuất hiện nhiều trong quá trình lưu trữ các kết quả phản hồi ở máy chủ đệ tên đệ quy. Kẻ trung gian có thể cướp email, can thiệp VoIP, đánh cắp các thông tin đăng nhập, mạo danh website, trích xuất dữ liệu của các thông tin mật như thẻ tín dụng,... được lưu trong máy chủ này.
Tham khảo thêm Bảng giá & Dịch vụ: Cung cấp các gói Server và Hosting
DNS recursor là server đóng vai trò liên lạc với các server khác để thay nó làm nhiệm vụ phản hồi cho client (trình duyệt người dùng). Nó như một nhân viên cần mẫn nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin cho client (trình duyệt) để tìm đúng thông tin chúng cần. Để lấy được thông tin, DNS recursor có thể sẽ cần gọi đến Root DNS Server để trợ giúp.
Root DNS Server, cũng thường được gọi là nameserver, là server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Nó không có tên cụ thể. Bạn có thể hiểu nó là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.
Trên thực tế, DNS recursive resolver sẽ chuyển yêu cầu tới Root Nameserver. Sau đó, server này sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers (TLD nameserver) cụ thể nào.
Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường phần mở rộng của bạn sẽ dùng là .com. Nó là một trong các top-level domain. Server cho loại top-level domain này gọi là TLD nameserver. Nó chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
Ví dụ như khi bạn gõ www.google.com trên trình duyệt, TLD .com sẽ phản hồi từ một DNS resolver để giới thiệu cho nó một Authoritative DNS server. Authoritative Name Server là nơi chính thức chứa nguồn dữ liệu của tên miền đó.
Khi một DNS resolver tìm thấy một authoritative nameserver, đây là việc phân giải tên miền diễn ra. Authoritative nameserver có chứa thông tin tên miền gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ đưa cho recursive resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục các bản ghi của nó.
Hiện nay, có bảy loại bản ghi của DNS, cụ thể được trình bày dưới đây
Đây là bản ghi DNS đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất trên thị trường, dùng để trỏ tên website tới một địa chỉ IP cụ thể. Hơn nữa, với bản ghi A Record, bạn hoàn toàn có thể một tên mới dễ dàng, thêm Time to Live hay còn gọi là thời gian tự động tái lại bản ghi và Points to, tức là chỉ tới IP mong muốn.
CNAME Record là loại bản ghi giữ vai trò đặt tên cho một tên hoặc nhiều tên khác nhau cho miền chính. Bạn có thể tạo một tên mới bằng cách điều chỉnh trỏ chuột tới tên gốc và đặt TTL.
MX Record là loại bản ghi dùng để chỉ định Server quản lý các dịch vụ Email của các tên miền theo đó. Cụ thể, bạn có thể trỏ tên miền đến Mail server hay đặt mức độ ưu tiên, thậm chí là TTL.
TXT Record là bản ghi với chức năng chứa các thông tin định dạng văn bản của tên miền. Tại bản ghi này, bạn có thể thêm host mới, các giá trị TXT, TTL, Points to.
Giống với A Record. Điểm khác biệt của , AAAA Record chính là được sử dụng để trỏ domain đến 1 địa chỉ IPV6 Address. Tại đây, có thể thêm host mới, IPv6, TTL
Đây là DNS Server Records của tên miền, tại đây bạn được phép chỉ định Name Server cho từng tên miền phụ. Ngoài ra, còn có thể tạo host mới, tên name server hay TTL.
SRV Record được biết đến là bản ghi đặc biệt trong Domain Name System, được dùng để xác định chính xác dịch vụ nào, chạy port nào. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm Priority, Name, Port, Points to,Weight, TTL.
Với tốc độ nhanh, ổn định, thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng, DNS Google trở thành một trong những DNS Server được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất hiện nay.
Các thông số của DNS Google: có Preferred DNS server là 8.8.8.8 và Alternate DNS server là 8.8.4.4
Giúp điều phối lượng truy cập qua lớp bảo vệ của mình, không thể không nhắc đến DNS Cloudflare. DNS Cloudflare được biết đến là một dịch vụ DNS trung gian.
Các thông số của DNS Cloudflare: có địa chỉ IP là 1.1.1.1 hoặc 1.0.0.1
DNS OpenDNS được nhiều người sử dụng bởi hoàn toàn có thể tìm kiếm máy chủ Domain name system công cộng một cách dễ dàng, thậm chí là không có thời gian chết. Bên cạnh đó đây cũng là một DNS server nằm trong top những DNS server có tốc độ truy cập nhanh và bảo vệ máy tính trước các sự tấn công trên mạng internet.
Các thông số của DNS OpenDNS: có địa chỉ IP là 208.67.222.222 hoặc 208.67.222.220
VNPT là một nhà mạng khá nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp các DNS Server đến người dùng, đặc biệt là những người sử dụng đường truyền mạng đến từ VNPT.
Các thông số của DNS VNPT: địa chỉ IP là 203.162.4.191 hoặc 203.162.4.190
Tương tự với VNPT, Viettel là một nhà mạng lâu đời tại Việt Nam với đường truyền internet mạnh mẽ. DNS Server của Viettel hiện nay đang là một trong những lựa chọn tốt cho người dùng.
Các thông số của DNS Viettel: có IP là 203.113.131.1 hoặc 203.113.131.2
Giống như VNPT, Viettel. DNS FPT cũng tương tự như hai DNS Server ở trên.
Các thông số của DNS FPT: địa chỉ IP 210.245.24.20 hoặc 210.245.24.22
Có thể nói, DNS giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản trị mạng Internet và cả website. Với những thông tin về DNS là gì trong bài, tin rằng bạn đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng cũng như cách dùng của công cụ này.
Chúng ta đã tìm hiểu và hiểu rõ hơn các khái niệm về DNS là gì, máy chủ DNS là gì, chức năng của DNS, cơ chế hoạt động, cách sử dụng DNS và các lỗi thường gặp khi dùng DNS cùng với cách khắc phục chúng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng internet.
Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server, máy chủ ảo mời tham khảo bảng giá cho thuê máy chủ ảo của BẮC VIỆT nhé.